Bà Amy Chavez, nhà báo nổi tiếng của tờ báo Japan Times và RocketNews24 Nhật, chia sẻ về trải nghiệm sau chuyến đi Philippines của bà.

Slide 1

Chương trình ưu đãi đặc biệt áp dụng cho học sinh tham gia khóa học từ 4 tuần trở lên.

“Tôi vừa trở về sau chuyến đi tới Philippines – nơi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức ngoài tiếng Filipino. Điều này không có nghĩa là mọi người đều hiểu và nói tiếng Anh mà là sự thể hiện bằng tiếng Anh tự nhiên đến nỗi mà những ai nói được đều có thể giao tiếp một cách khá nhuần nhuyễn. Tôi ấn tượng vì thậm chí có người chưa từng đi ra nước ngoài vẫn có thể nói tiếng Anh tốt.

Theo Hệ thống khảo thí giáo dục ETS, xếp hạng điểm TOEFL năm 2010, Philippines xếp thứ 35 trong 163 quốc gia trên thế giới. Nước châu Á khác duy nhất xếp hạng cao hơn Philippines là Singapore (xếp hạng 3 trên thế giới với số điểm 98) và Ấn Độ (xếp hạng 19 với số điểm 92). Malaysia xếp hạng ngang bằng với Philippines cùng ở vị trí 35 với số điểm 88. Nhật Bản xếp thứ 135 với số điểm 70.

Nhật Bản, trong nỗ lực điều chỉnh tình trạng điểm thấp và mục tiêu làm cho nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu hơn, đang xem xét giới thiệu nền giáo dục tiếng Anh sớm hơn, có thể là vào năm thứ 3 trong trường tiểu học. Họ có thể bắt đầu dạy một số tiết học trong trường cấp ba về ngôn ngữ họ định hướng.

Tuy nhiên Philippines đã nâng cao tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2 mặc dù số liệu cho thấy rằng những vùng lớn như Mindavao và miền đông Visaya có tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học ít hơn 30%. Những người khác cho rằng khoảng 27.8% tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trên cả nước không đi học hoặc thậm chí là không hoàn thành bậc tiểu học.

Trong khi giới thiệu tiếng Anh sớm hơn trong hệ thống giáo dục ở Nhật là một bước định hướng đúng, như Philippines đã cho thấy, sự thành thạo tiếng Anh có thể không thực sự hiệu quả với nền giáo dục tiểu học.

Vậy thì Philippines đã nâng cao tiếng Anh như thế nào?

Đầu tiên, họ đã nhìn xa để hiểu giá trị của việc làm cho ngôn ngữ tác động lên họ trong thời kỳ đô hộ của Mỹ từ năm 1898 đến 1946. Trong khi Mỹ đã góp phần tạo nên gốc rễ cho việc học tiếng Anh thì bản thân Philippines cũng tự cảm thấy hứng thú để cống hiến tài nguyên và tập trung duy trì ngôn ngữ sau khi người Mỹ không còn thống trị. Còn Nhật Bản thì không thấy được lợi ích đối với sự tiếp xúc với tiếng Anh trong thời kỳ chiếm đóng của Mỹ từ năm 1945 đến 1952 (Kết thúc vào năm 1972 tại Okinawa) và miền Nam Hàn Quốc đã bỏ tiếng Nhật sau khi bị thống trị bởi luật của Nhật từ 1905 cho đến tận cuối thời WWII. Ditto Taiwan, dưới luật thống trị từ 1895 đến 1945.

Tiếp theo, Philippines là điểm đến tin cậy vì sự tiếp cận với việc học tiếng Anh hơn khác biệt so với các nước Nhật, Trung quốc và Hàn Quốc, nơi mà tiếng Anh được coi như là một môn học hơn là một cách thức để giao tiếp. Dù số lượng các trường Anh ngữ tăng nhanh ở những nước này, nhưng sự yêu thích học tiếng Anh ở đây vẫn được xếp hạng thấp theo tiêu chí về sự thành thạo tiếng Anh.

Sự thành công học tiếng Anh ở Philippines là do sự tiếp cận về cách học tiếng Anh, không chỉ là riêng cách dạy. Tiếng Anh không chỉ được dạy ở trường, mà người dân còn được cung cấp thêm một cách khác cần thiết cho việc đạt được hiệu quả học ngôn ngữ, đó là học bên ngoài lớp học.

Các biển báo xuất hiện mọi nơi ở Philippines và những biển báo này không phải mục đích để mô tả cho khách du lịch nước ngoài. “Dont block the driveway” (Không chặn đường vào cổng), biển báo đường ở Cebu. “ House for sale” (Bán nhà), một biển báo khác trước một ngôi nhà ở vùng nông thôn. Các biển báo công ty, biển báo đường phố hay các biển quảng cáo đều bằng tiếng Anh (Hãy nghĩ xem, những điều này có được dạy trong sách vở hay không?). Chúng ta có cơ hội học tiếng Anh thông qua kinh nghiệm thực tế.

Biển chỉ dẫn bằng tiếng Anh ở Cebu
Biển chỉ dẫn bằng tiếng Anh ở Cebu

Khi tôi đi taxi ở Manila, anh tài xế nghe bản tin radio có hai nhà bình luận đang bình luận về tai nạn xe bus gần đây, cả bằng tiếng Anh và tiếng Filipino. Đất nước này còn giới thiệu bản tin trong nước và thế giới bằng tiếng Anh trên tivi. Đây không phải là những bản dịch như bạn thường thấy ở các nước châu Á mà là được tường thuật bằng tiếng Anh bởi những nguồn tin tức Filipino tin cậy.

Trên thực tế, để học một ngôn ngữ thứ hai cần một thời gian nhất định. Học tiếng Anh như một môn học ở trường không thể đủ. Nếu các nước châu Á đang ở mức xếp hạng điểm TOEFL thấp mà muốn nâng cao điểm số, họ cần xem tiếng Anh như một ngôn ngữ để làm việc và một cách thức để giao tiếp. Họ cần xem xét phương pháp tốt hơn để dạy cũng như học tiếng Anh”

 

Visited 13 times, 1 visit(s) today

Đăng ký nhận báo giá và tư vấn khóa học miễn phí